Trả lời:
Lưng được tạo thành từ 17 đốt xương (12 đốt ngực và 5 đốt thắt lưng),ườngxuyênđaulưnglàbệnhgìsex vn xếp thành một cột, gọi là cột sống ngực thắt lưng, bao quanh là các cơ và dây chằng. Gần như mọi hoạt động của cơ thể đều liên quan đến lưng khiến cho lưng dễ căng thẳng, quá tải dẫn đến đau. Đau lưng rất phổ biến, mọi người đều gặp phải ít nhất một lần trong đời.
Tình trạng của anh, chị có thể do một trong những nguyên nhân thường gặp dưới đây.
Căng cơ hoặc dây chằng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng. Người bệnh cảm thấy đau đột ngột ở lưng, đau một hoặc hai bên cột sống, vị trí có thể không cụ thể mà thành một vùng. Cơn đau trầm trọng hơn khi người bệnh dùng sức hoặc vặn xoắn lưng. Một số trường hợp có thể xuất hiện sưng, căng cứng một phần cơ, không cúi khom được.
Viêm khớp giữa các đốt xương (đốt sống):Tình trạng này dẫn đến phù nề bao khớp gây hạn chế vận động của lưng. Người bệnh có thể cảm thấy khó xoay trở, nhất là khi cúi khom đau nhiều hơn. Vị trí đau có thể xác định tại một điểm cụ thể hoặc lan tỏa dọc theo cột sống.
Thoái hóa đĩa đệm cột sống: Đĩa đệm nằm xen kẽ giữa các đốt xương, giúp cơ thể vận động linh hoạt hơn, giảm chấn động, xóc khi cơ thể vận động và chịu lực. Khi tuổi tác ngày càng tăng cao, tư thế làm việc ít vận động, bất động kéo dài thường xuyên tạo áp lực cao lên đĩa đệm.
Đĩa đệm hư hại, mất độ đàn hồi, xơ cứng, xẹp độ cao, phình hoặc vỡ ra. Điều này làm thu hẹp không gian giữa các đốt sống và làm cho cột sống kém linh hoạt, có thể gây ra tình trạng phình đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cảm thấy khó chịu, cảm giác căng mỏi, ê ẩm khi bất động lâu ở một tư thế như ngồi xổm, cúi khom lâu... và dễ chịu hơn khi thay đổi tư thế hoặc thẳng lưng đi lại nhẹ nhàng.
Phình đĩa đệm:Khi đĩa đệm quá tải do chịu lực quá nhiều thoái hóa và phồng về phía trước hoặc phía sau, gây ra những cơn đau ở vùng lưng. Cơn đau thường nặng hơn khi vận động và dễ chịu hơn khi nằm nghỉ ngơi.
Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng nặng hơn của phình đĩa đệm, ngoài gây đau lưng, còn chèn ép rễ thần kinh. Từ đó dẫn đến xuất hiện cơn đau lan xuống hông, mông hoặc chân. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ của thoát vị có thể dẫn đến đau, tê yếu ở một hoặc cả hai chân, thậm chí là mất cảm giác hai chân, mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện.
Đau thần kinh tọa là triệu chứng của một số bệnh ở cột sống vùng thắt lưng và hệ thống cơ vùng mông như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc hẹp ống sống, hội chứng cơ hình lê... Người bệnh thường cảm thấy đau nhói ở một bên chân, vị trí đau chạy từ mông qua mặt sau đùi đến gót và bàn chân. Đau bớt khi nằm nghỉ và tăng khi đi lại.
Đau lưng có thể cải thiện tốt (sau vài ngày đến vài tuần) tùy vào nguyên nhân và được chăm sóc đúng cách như nghỉ ngơi đầy đủ, chườm nóng hoặc chườm lạnh, sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau đường uống hoặc thoa tại chỗ, thuốc giãn cơ.
Anh, chị nên sớm đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp, nhất là khi đau liên tục hoặc dữ dội, vào ban đêm hoặc khi nằm; đau lan xuống chân; tê yếu ở một hoặc cả hai chân; sốt, sưng hoặc tấy đỏ trên lưng. Anh, chị có tình trạng giảm cân ngoài ý muốn, rối loạn tiểu tiện, đau sau khi chấn thương, có tiền sử ung thư hay bệnh lý ác tính... cũng nên đi khám.
BS.CKI Vũ Ngọc Bảo Quỳnh
Khoa Ngoại thần kinh Cột sống, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả có thắc mắc về bệnh xương khớp, gửi câu hỏi tại đây |